Ánh sáng xanh phát ra ở khắp mọi nơi trong không gian sống của bạn, từ màn hình các thiết bị kỹ thuật số như tv, máy tính, điện thoại cho đến các loại đèn Led… các nghiên cứu khoa học đã cho thấy ánh sáng xanh có tác hại khôn lường tới làn da cũng như sức khoẻ của đôi mắt chúng ta.
1. Ánh sáng xanh là gì?
Ánh sáng xanh còn gọi là tia HEV (High Energy Visible Light) có nghĩa là tia sáng màu xanh có mức năng lượng cao mắt thường nhìn thấy được.
Ánh sáng xanh có mức năng lượng cao chỉ sau tia cực tím (UV), mức sóng trong khoảng 380-500nm. Tuy nhiên ánh sáng xanh ở thể tự nhiên (phát ra từ mặt trời) không đáng lo ngại vì mắt người quen với chúng. Nhưng ở thể nhân tạo, ánh sáng xanh có hại cho da và mắt.
2. Lợi ích của ánh sáng xanh
Chúng ta chỉ nghe thấy người ta nói về tác hại của ánh sáng xanh mà không biết rằng thực tế ánh sáng xanh có rất nhiều lợi ích.
Thứ nhất, ánh sáng xanh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể hấp thu vitamin và dưỡng chất.
Thứ hai, ánh sáng xanh truyền tín hiệu tới não thông qua mắt, giúp duy trì nhịp sinh học (chu kỳ ngủ tự nhiên) của con người, giúp chúng ta ngủ đúng giờ, ngủ ngon và tinh thần lạc quan.
Cuối cùng, trong y khoa ánh sáng xanh được sử dụng trong liệu pháp ánh sáng, cùng với ánh sáng đỏ chúng giúp trị liệu các bệnh về da liễu và chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (chứng SAD).
3. Tác hại của ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh có lợi là vậy, nhưng cũng chính bởi vậy mà ta thấy được tác hại của ánh sáng xanh.
Ảnh hưởng tới làn da của bạn như nào?
Do ánh sáng xanh có nhiệm vụ gửi tín hiệu tới não, khi chúng ta sử dụng máy tính hoặc điện thoại vào buổi tối, ánh sáng xanh từ màn hình lại tiếp tục truyền tín hiệu tới não, chúng ức chế quá trình sản xuất melatonin trong cơ thể – một loại hormone tạo cảm giác buồn ngủ, làm chúng ta mất ngủ.
Quá trình truyền tín hiệu “sai” diễn ra thường xuyên và liên tục khiến nhịp sinh học bị rối loạn, về lâu dài sẽ gây ra chứng mất ngủ trầm trọng.
Điều gì xảy ra khi bạn bị mất ngủ trầm trọng? tất nhiên là tinh thần của bạn sẽ xuống dốc, mệt mỏi, uể oải kéo theo là nhan sắc sẽ xấu đi. Một trong những hệ quả gây ra chính là làn da thâm sạm, nhăn nheo.
Ảnh hưởng tới đôi mắt như nào
Hơn nữa, như đã nói ở trên, ánh sáng xanh là ánh sáng có mức nặng lượng cao chỉ sau tia cực tím. Ở khoảng cách gần khi bạn tiếp xúc với máy tính và điện thoại, năng lượng của ánh sáng xanh sẽ gây hại cho làn da, đồng thời tác động đến các tế bào thị giác gây ra chứng thị giác màn hình, nặng hơn là bệnh thoái hoá điểm vàng.
4. Làm sao để ngăn ngừa tác hại của ánh sáng xanh
Để ngăn ngừa tác hại của ánh sáng xanh, tốt nhất chúng ta hãy hạn chế tiếp xúc bằng cách hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại không quá 2h mỗi ngày (theo khuyến cáo của WHO).
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ làn da, hoặc sản phẩm chống lại ánh sáng xanh:
Sử dụng mỡ, kem bôi bảo vệ da
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm mỡ, kem bôi bảo vệ da, một trong số đó các bạn có thể cân nhắc và tham khảo sử dụng mỡ trăn Yopeco.
Tham khảo thêm: tác dụng của mỡ trăn>>>>
Sử dụng kính chống ánh sáng xanh
Kính chống ánh sáng xanh là một trong những thiết bị được sử dụng nhiều nhất để bảo vệ mắt trước tác hại của ánh sáng xanh.
Lưu ý sản phẩm này có hai loại là Blue Cut và Blue Control, sản phẩm tròng Blue Cut chống 100% ánh sáng xanh nên thường có màu sắc vàng đậm nên hình ảnh qua tròng kính không được rõ nét. Sản phẩm kính chống ánh sáng xanh Blue Control là loại kiểm soát ánh sáng xanh nên tròng kính màu vàng nhạt, cho màu sắc rõ nét hơn.
Lọc ánh sáng xanh
Lọc ánh sáng xanh là những ứng dụng, phần mềm trên máy tính, điện thoại giúp làm dịu ánh sáng xanh, một vài loại phổ biến như:
- iPhone, iPad, macBook và các thiết bị Apple: ứng dụng Night Mode
- Máy tính cài Windows 10: ứng dụng Night Shift
- Samsung, Oppo và các sản phẩm cài Android: các bạn có thể download ứng dụng miễn phí f.Lux.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức cơ bản về ánh sáng xanh và hững cách phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên tốt nhất các bạn hãy luôn chăm sóc sức khoẻ bằng cách ăn uống đầy đủ, tập thể dục đều đặn và thăm khám bác sĩ định kỳ khi có bất cứ dấu hiệu nào ở da và mắt.