Trị rạn da khi mang thai an toàn bằng các chất tự nhiên như mỡ trăn hoặc bằng các loại dầu khác (dầu dừa, dầu ô liu). Các mẹ nên sử dụng các chất này (mỡ trăn, dầu dừa, dầu ô liu) thoa bên ngoài da trong giai đoạn đầu mới bị rạn da sẽ hạn chế các vết trắng trắng trên da sau khi sinh.
Trị rạn da khi mang thai bằng mỡ trăn sẽ được đề cập cuối bài. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu cơ chế gây rạn da khi mang thai.
Thiên chức làm mẹ và mang thai vô cùng thiêng liêng đối với phái nữ, thế nên trong quá trình mang thai người phụ nữ cũng phải chịu một số thay đổi của cơ thể, trong đó biểu hiện rõ nhất ra ngoài cơ thể là rạn da do mang thai, theo thống kê có đến 80% phụ nữ bị rạn da khi mang thai.
Nguyên nhân gây ra tình trạng rạn da khi mang thai?
Tình trạng rạn da khi mang thai xuất hiện do: thay đổi kích thước đột ngột, mẹ được cung cấp nhiều chất bổ nên tăng cân không kiểm soát, em bé trong bụng mẹ lớn nhanh… những thay đổi đó làm da căng giãn quá mức, mất đi sự đàn hồi và bị đứt gãy các sợi collagen và elastine, không kịp phục hồi dẫn đến tình trạng nứt rạn da như chúng ta biết, đặc biệt xuất hiện nhiều ở các vùng da non mỏng như ngực, bụng, đùi và mông.
Tham khảo sản phẩm ưu đãi dành riêng cho bạn!
Ảnh: Rạn da khi mang thai
Rạn da xuất hiện vào thời gian nào?
Không thể dự đoán được chính xác thời gian xuất hiện rạn da trong thời kỳ mang thai, có những mẹ bầu xuất hiện các vết rạn rất sớm, khoảng tháng 4 – 5 của thai kỳ, có mẹ bầu đến tháng thứ 8 – 9 mới bắt đầu bị rạn da và thậm chí có trường hợp rạn da xuất hiện sau khi sinh. Vì thế không thể đoán trước được tình trạng rạn da sẽ xuất hiện lúc nào nên việc chuẩn bị cũng như tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa sớm là tốt nhất.
Tùy vào thể trạng của mẹ bầu khác nhau sẽ có mức độ rạn da khác nhau, có mẹ không hề bị rạn và có mẹ thì vết rạn xuất hiện rất nhiều, yếu tố rạn da cũng tùy thuộc vào yếu tố di truyền, nếu ở người mẹ khi mang thai bị rạn da thì ở người con gái sẽ gặp tình trạng rạn cao hơn.
Nhận biết vết rạn da thông thường
Khi mới hình thành những vết rạn thường dài khoản 5-10mm có màu đỏ hoặc đỏ tím, các vết rạn không đau chỉ hơi ngứa tí như kéo da non, từ từ giãn ra hình thành các vết rạn dài và sâu hơn. Thời gian nữa chúng sẽ nhạt dần chuyển sang màu trắng hoặc xám.
Những trường hợp sau mẹ bầu có nguy cơ bị rạn da cao hơn:
Di truyền: nếu mẹ hoặc chị em trong gia đình bị rạn da thì khả năng mẹ bầu cũng sẽ bị rạn da.
Độ tuổi mang thai: nếu mang thai ở tuổi quá sớm các vết rạn da dễ xuất hiện hơn, do độ tuổi còn trẻ da chưa phát triển hoàn thiện khi bị căng mạnh dễ xuất hiện các vết rạn.
Tăng cân nhanh trong quá trình mang thai: trọng lượng cơ thể tăng nhanh, collagen ở da không kịp thích nghi và điều phối dẫn đến bị đứt gãy và nứt tạo thành vết rạn da.
Ở độ tuôi dậy thì đã bị rạn da: lúc dậy thì đã có tiền sử từng bị rạn da thì khi mang thai các vết rạn đó sẽ lặp lại.
Em bé lớn nhanh trong bụng me: khi em bé càng lớn nhanh trong bụng thì vùng da ở bụng càng bị kéo giãn và vết rạn càng nhiều và lớn.
Da thiếu dưỡng chất: Lúc bình thường không chăm sóc da thì khi mang bầu tình trạng rạn da càng đến gàn do da nhanh bị lão hóa, không có độ đàn hồi. Người ta thường bảo lúc mang thai không được sử dụng mỹ phẩm những vẫn mẹ bầu vẫn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da thiên nhiên, lành tính.
Thiếu dưỡng chất và không luyện tập thể thao: Mẹ bầu cần nên cung cấp đầy đủ vitamin, ăn nhiều trái cây, rau xanh và nước cho cơ thể. Bên cạnh việc luyện tập thể dục cũng rất quan trọng, giúp cơ thể săn chắc khỏe mạnh, hạn chế tỷ lệ rạn da. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng thêm mỡ trăn trị rạn da khi mang thai và các loại dầu khác có chức năng tương tự.
Ảnh: Một số biện pháp trị rạn da khi mang thai
Một số biện pháp trị rạn da an toàn cho mẹ bầu
Trị rạn da khi mang thai bằng mỡ trăn
Sử dụng mỡ trăn cũng là một lựa chọn được nhiều bà bầu thử và thành công. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần cho một ít mỡ trăn ra lòng bàn tay xoa xoa đến khi ấm lên rồi massage lên vùng da bị rạn, thực hiện ngày 2 lần và thời gian tốt nhất là thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ để qua đêm đến sáng tắm lại với nước. Thực hiện đều đặn chắc chắn sau 2 tháng da bạn sẽ bắt đầu có tiến triển.
Trị rạn da khi mang thai bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều vitamin E – dưỡng chất giúp làn da luôn mềm mại, mịn màng. Giúp ngăn ngừa các sợ collagen đứt gãy và tăng sự liên kết giữa các tế bào da, làm cho da co giãn tốt hơn.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, mẹ bầu hãy bôi dầu dừa thường xuyên lên những vùng da có nguy cơ bị rạn cao như ngực, bụng, đùi,… sau khi thoa xong, mẹ hãy để khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch nhé.
Trị rạn da khi mang thai bằng dầu oliu
Dầu oliu cũng dồi dào vitamin E không kém gì dầu dừa, dầu oliu luôn được coi là dầu thực vật tốt dành cho mẹ bầu. Vitamin E, vitamin K trong dầu oliu giúp làn da luôn mềm mịn, săn chắc và tăng tính đàn hồi.
Với dầu oliu, mẹ bầu có thể sử dụng theo hai cách:
– Bôi trực tiếp lên vùng da có nguy cơ bị rạn sau khi đã rửa sạch, sau đó chà nhẹ trong khoảng 3 phút theo chiều kim đồng hồ rồi dùng khăn lau sạch đi.
– Trộn 1 muỗng cà phê dầu oliu với một cốc sữa tươi đã đun sôi, sau đó chấm lên da rồi đợi 15 – 20 phút thì rửa sạch với nước.
Mỡ trăn nguyên chất Yopeco
MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ TRỊ RẠN DA BẰNG MỠ TRĂN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RẠN DA CÓ SỰ CAN THIỆP CỦA BÁC SĨ
LOẠI BỎ VẾT RẠN DA: Phương Pháp Điều Trị Tại Nhà
CÁCH TRỊ RẠN DA ĐƠN GIẢN BẰNG MỠ TRĂN